Video bài nghe tiếng Anh lớp 8 – Unit 6: Folk Tales – HocHay
Xem thêm Mind map từ vựng tiếng Anh lớp 8 - Unit 6 tại: https://hoctuvung.hoc.nhanhdedang.com/tu-vung-tieng-anh-lop-8-moi/unit-6-folk-tales-hoc-hay-32.html
Cùng HocHay học tiếng Anh lớp 8 Unit 6 các bạn nhé!
Tiếng Anh lớp 8 - Unit 6: Folk Tales
Listen and Read
Duong: I phoned you around 9 p.m. last night, but no reply.
Nick: Oh, I was doing some Internet research on Vietnamese legends for my project.
Duong: Have you found one you like yet?
Nick: Not really. Can you suggest anything?
Duong: We have lots of legends, folk tales, and fables. A popular one is the legend of Lac Long Quan and Au Co.
Nick: Oh yeah? What’s it about?
Duong: Well, it’s about the origins of the Vietnamese people.
Nick: Who are the main characters?
Duong: Lac Long Quan – the dragon king of the ocean, Au Co – a fairy, and their sons.
Nick: And what’s the story?
Duong: Let me see… Lac Long Quan married Au Co. She gave birth to a bag of one hundred eggs, which produced one hundred baby boys.
Nick: One hundred baby boys? That’s a lot.
Duong: And some years later, Lac Long Quan missed the sea so he took fifty of their sons to the sea, and Au Co took the others to the mountains. Those boys were the ancestors of the Vietnamese.
Nick: What an interesting legend it is! I think I’ve found the subject of my project!
Bài dịch:
Dương: Mình đã gọi cho bạn lúc 9 giờ tối qua, nhưng không có nghe trả lời.
Nick: Oh, mình lúc đó đang tìm trên Internet về những truyền thuyết Việt Nam cho dự án của mình.
Dương: Bạn đã tìm được cái bạn thích chưa?
Nick: Thật ra chưa. Bạn có đề nghị gì không?
Dương: Chúng mình có nhiều truyền thuyết, truyện dân gian và truyện ngụ ngôn. Một truyện nổi tiếng là truyền thuyết Lạc Long Quân và Âu Cơ.
Nick: Oh vậy hả? Nó nói về cái gì?
Dương: À, nó nói về nguồn gốc của người Việt Nam.
Nick: Ai là nhân vật chính?
Dương: Lạc Long Quân - vua rồng của biển cả, Âu Cơ - một nàng tiên và con trai của họ.
Nick: Và câu chuyện là gì?
Dương: Để mình xem... Lạc Long Quân kết hôn với Âu Cơ. Cô ấy sinh ra một cái túi với 100 cái trứng và nở ra 100 bé trai.
Nick: Một 100 bé trai à? Nhiều thế.
Dương: Và vài năm sau, Lạc Long Quân nhớ biển nên dắt 50 người con xuống biển, và Âu Cơ dắt 50 người con khác lên núi. Những đứa con đó là tổ tiên của người Việt Nam.
Nick: Thật là một truyền thuyết hay! Mình nghĩ mình đã tìm được chủ đề cho dự án của mình rồi!
Tổng hợp ngữ pháp tiếng Anh lớp 8 - Unit 6: Folk Tales – HocHay
Câu cảm thán trong tiếng Anh
Cấu trúc câu cảm thán trong tiếng anh:
3.1.1. Câu cảm thán với HOW
HOW + adjective/ adverb (tính/ trạng từ) + S + V!
Ví dụ:
- How beautiful you are! (Em mới đẹp làm sao!)
- How impressive this palace is! (Cung điện này ấn tượng thật)
- How awful it smells! (Cái mùi tởm ghê!)
- How quickly the time goes by! (Thời gian trôi nhanh quá!)
► Lưu ý:
- Tính từ (adjective) thường sẽ đi với các động từ sau: be (am/is/are/was/were/been), become (trở nên), grow (trở nên), feel (cảm thấy), taste (có vị), smell (có mùi), sound (nghe có vẻ), look (trông có vẻ), seem (dường như), appear (dường như), remain (vẫn), stay (vẫn).
- Trạng từ (adverb) đi với động từ thường.
- Trong tiếng Anh kiểu Mỹ, với văn phong không trang trọng, người ta thường dùng cấu trúc: How adj + verb + S
Ví dụ:
- How clever am I! (Tôi thật là thông minh)
- How crazy is that! (Điều đó mới điên rồ làm sao!)
Vị trí của tính từ, cách dùng tính từ trong tiếng anh
Trạng từ và cách dùng
3.1.2. Câu cảm thán với WHAT
What + a/ an + Adj (tính từ) + noun (danh từ) + (S + V)!
S (chủ ngữ) và V (động từ) có thể được lược bỏ
Ví dụ:
- What a brave girl (you are)! (Quả là một cô nàng dũng cảm)
- What a beautiful house you have! (Ngôi nhà của bạn đẹp quá)
- Với danh từ đếm được số nhiều, ta bỏ a/an vào thêm -s/-es vào danh từ
- Ví dụ: What tall buildings!
(Mấy toà nhà cao quá!)
- Với danh từ không đếm được, ta bỏ a/an
Ví dụ:
- What delicious rice! (Cơm ngon quá đê)
- What pure atmosphere! (Không khí trong lành quá thể)
- Đôi khi người ta còn thêm câu hỏi đuôi vào trong câu cảm than
- Ví dụ: What bad luck we had, don’t we!
(Xui quá, phải không!)
3.1.3. Câu cảm thán với SUCH
Such (+ a/ an) + adjective + noun
Ví dụ:
- She is such a noisy girl! (Nhỏ kia ồn ào quá)
- It’s such a boring film! (Phim gì chán phèo)
3.1.4. Câu cảm thán dạng phủ định
Ở dạng này, ta đảo trợ động từ lên đứng đầu cầu và thêm NOT vào trợ động từ, cuối câu dùng dấu ‘!’
Ví dụ:
- Isn’t she beautiful! (Cô ấy mới đẹp làm sao!)
- Isn’t the weather nice! (Thời tiết mới đẹp làm sao)
Còn rất nhiều các câu cảm thán tiếng anh khác với cấu trúc đơn giản hơn như S + V và giọng điệu.
Thì quá khứ đơn tiếng Anh
3.2.1. Cách dùng thì quá khứ đơn:
Thì quá khứ đơn (Past simple) |
Cách sử dụng |
Ví dụ |
Thời gian xác định.
|
Diễn tả hành động đã xảy ra tại một thời điểm xác định và đã chấm dứt trong quá khứ. |
Phong went to Dalat last summer. |
Đề cập đến một sự kiện xảy ra một lần hoặc nhiều lần hoặc miêu tả trạng thái.
|
Diễn tả hành động đã xảy ra thường xuyên (thói quen) một khoảng thời gian trong quá khứ nhưng hiện tại đã chấm dứt. |
When Tien was a university student, she worked as a waitress. |
Diễn tả hành động xảy ra một lần trong quá khứ. |
She ran out and she phoned my brother. |
|
Diễn tả trạng thái trong quá khứ |
Hannah looked a bit upset. (Hannah trông có vẻ hơi buồn) |
|
Không đề cập thời gian
|
Thỉnh thoảng, người ta dùng thì quá khứ đơn trong tiếng anh để đề cập một sự kiện nhưng không đề cập mốc thời gian cụ thể. Đây là những sự kiện đặc biệt mà hầu hết chúng ta đều biết.
|
Ho Chi Minh proclaimed the independent Democratic Republic of Vietnam in Hanoi's Ba Dinh square. → Đây là một sự kiện quan trọng trong lịch sử nên chúng ta đều biết rằng nó diễn ra vào ngày 2/9/1945) |
Hành động xen vào một hành động khác
|
Diễn đạt một hành động xen vào một hành động khác đang diễn ra trong quá khứ, khi đó, hành động đang diễn ra sẽ chia thì quá khứ tiếp diễn, còn hành động xen vào sẽ chia thì quá khứ đơn. |
When I was watching TV, Mr. Brandon came to visit my parents. → Trong ví dụ này, hành động Brandon đến thăm bố mẹ tôi xen vào hành động xem TV nên chia ở thì quá khứ đơn. |
3.2.2. Công thức thì quá khứ đơn:
a. Thể khẳng định:
S + V2/-ed + O + ….
Ví dụ:
- I went to sleep at 11p.m last night.
(Tôi đi ngủ lúc 11 giờ tối qua) - When I was highschool student, I was good at Maths.
(Khi tôi là học sinh cấp 2, tôi rất giỏi Toán)
b. Thể phủ định:
- Đối với động từ to be và động từ khiếm khuyết:
S + was/were + not + ...
S + modal verb + not + V + ...
Ví dụ:
- I couldn’t open the door yesterday.
(Tôi đã không thể mở được cửa hôm qua) - You weren't there.
(Bạn đã không ở đó)
- Đối với động từ thường:
S + did not (didn’t) + bare infinitive
Ví dụ:
- He didn’t play football last Sunday.
(Anh ấy đã không chơi bóng đá vào chủ nhật tuần trước) - We didn't make it.
(Chúng tôi đã không đến kịp)
c. Thể nghi vấn:
Động từ to be | Động từ thường | |
Yes/no question - Dạng câu hỏi phủ định yes/no được dùng khi người nói kỳ vọng câu trả lời sẽ là "yes" |
- Was/were + S + O + …? | - Did + S + bare infinitive + O + …? |
- Wasn't/weren't + S + O + …? | - Didn’t + S + bare infinitive + O + …? | |
- Was/were + S + not + O + …? | - Did + S + not + bare infinitive + O + …? | |
Wh- question (Các từ để hỏi gồm what, when, where, why, how, which, …) - Dạng câu hỏi phủ định Wh- được dùng để nhấn mạnh hoặc dùng như bình thường |
- Từ để hỏi + was/were + S + O +…? | - Từ để hỏi + did + S + bare infinitive + O + …? |
- Từ để hỏi + wasn't/weren't + S + O +…? | - Từ để hỏi + didn’t + S + bare infinitive + O + …? | |
- Từ để hỏi + was/were + S + not+ O +…? | - Từ để hỏi + did + S + not + bare infinitive + O + …? |
Ví dụ:
Were they in the hospital last month?
(Có phải họ đã ở bệnh viện tháng vừa rồi không?)- Did you see your boyfriend yesterday?
(Bạn có gặp bạn trai của bạn hôm qua không?) - Didn't you go to school?
(Con không phải đi học sao?) - Where were you last night?
(Anh đã ở đâu tối qua hả?) - Why wasn't he happy?
(Tại sao cậu ấy không vui?) - Where did you sleep last night?
(Tối qua anh ngủ ở chỗ nào?) - Why didn't she help you?
(Tại sao cô ta không giúp cậu?)
3.2.3. Quy tắc chia động từ:
Trong thời quá khứ đơn đơn, người ta chia động từ như sau:
a. Đối với động từ to be và động từ khiếm khuyết:
Ngôi | V2/-ed |
To be | was (dành cho các ngôi chủ từ số ít – I/ he/ she/ it) |
Were (dành cho các ngôi chủ từ số - they/ we/ you) | |
Động từ khuyết thiếu | Could (thể quá khứ của Can) |
Might (thể quá khứ của May) |
b. Đối với động từ thường:
- Động từ có quy tắc:
Đối với động từ có quy tắc, chúng ta thêm đuôi -ed vào dạng cơ bản của động từ (play-played) hoặc đuôi -d vào các động từ kết thúc bằng nguyên âm e (move-moved).
- Ví dụ: stayed, watched, listened, talked, decided
Lưu ý: Đối với động từ có một âm tiết được cấu tạo từ nguyên âm đơn và theo sau là một phụ âm thì chúng ta gấp đôi phụ âm cuối này trước khi thêm đuôi -ed.
- Ví dụ:
stop: The bus stopped suddenly.
(Chiếc xe buýt dừng đột ngột) - plan: Who planned this trip?
(Ai lên kế hoạch chuyến đi này vậy?)
Cách phát âm đuôi "-ed" trong tiếng anh:
+ Đọc là /id/: khi tận cùng của động từ là /t/, /d/
- Ví dụ: needed, wanted
+ Đọc là /t/: khi tận cùng của động từ là /ch/, /s/, /x/, /sh/, /k/, /f/, /p/
- Ví dụ: watched, fixed, looked, laughed
+ Đọc là /d/: khi tận cùng của động từ là các phụ âm và nguyên âm còn lại
- Ví dụ: played, changed, loved, cleared
Xem thêm Động từ có quy tắc - bất quy tắc
Mẹo nhớ cách phát âm -ed
- Động từ bất quy tắc:
Có một số động từ khi sử dụng ở thì quá khứ không theo qui tắc thêm “-ed”. Đối với những động từ này ta chỉ còn cách học thuộc mà thôi.
3.2.4. Dấu hiệu nhận biết thì quá khứ đơn:
Cách nhận biết thì quá khứ đơn: trong câu có các từ như: yesterday, ago, last (week, year, month), in the past, the day before, với những khoảng thời gian đã qua trong ngày (today, this morning, this afternoon).
Ví dụ:
- Yesterday morning, Tom got up early; then he ate breakfast and went to school.
(Sáng hôm qua, Tom dậy trễ, sau đó cậu ấy ăn sáng và đến trường) - Tom lived in Thailand for three years, now he lives in New York.
(Tom sống ở Thái Lan trong 3 năm, giờ cậu ta sống ở New York) - Last week, I bumped into my ex and she ignored me.
(Tuần trước, tôi tình cờ gặp lại người yêu cũ của mình và cô ta hoàn toàn làm lơ tôi) - Do you know that she was hurt in the past.
(Cậu có biết là cô ấy đã từng bị tổn thương trong quá khứ)
Thì quá khứ tiếp diễn tiếng Anh
3.3.1. Cách dùng thì quá khứ tiếp diễn:
Cách dùng quá khứ tiếp diễn (the past continuous) |
Ví dụ |
Thì quá khứ tiếp diễn được dùng để diễn tả một hành động đã xảy ra và kéo dài trong một thời gian ở quá khứ. |
Yesterday, I was working in my office all afternoon. What were you doing from 3 p.m to 6 p.m yesterday? |
Diễn đạt một hành động xen vào một hành động khác đang diễn ra trong quá khứ, khi đó, hành động đang diễn ra sẽ chia thì quá khứ tiếp diễn, còn hành động xen vào sẽ chia thì quá khứ đơn. |
Lisa was cycling to school when she saw the accident. (Lisa thấy vụ tai nạn này trên đường đạp xe đến trường. |
Thì quá khứ tiếp diễn được dùng để diễn tả hai hành động xảy ra song song cùng một lúc ở quá khứ |
Last night, my brother was studying while my mom was cooking. |
► Lưu ý: Thì quá khứ tiếp diễn (qktd) không dùng cho các động từ sau:
- Chỉ cảm giác: love, like, hate, want, prefer, wish
- Chỉ giác quan: see, hear, taste, sound, seem, feel, appear, smell
- Chỉ sự giao tiếp: deny, mean, surprise, agree, disagree, satisfy, promise
- Chỉ nhận thức, suy nghĩ: realize, remember, know, recognize, image, understand, believe
- Chỉ các trạng thái khác: need, possess, be, belong, depend, concern, involve, owe, own, matter
→ Đây là những động từ không có hành động thật sự, mà chỉ ở trạng thái.
Ví dụ:
- He felt tired at that time.
(Anh ấy cảm thấy mệt vào thời điểm đó) - I don't like that girl at all.
(Tôi không thích cô gái này 1 chút nào cả) - She doesn't agree with your opinion.
(Cô ta không đồng ý với quan điểm của bà) - Does this bag belong to you?
(Cái cặp này của bạn phải hôn?) - I don't know what you're talking about.
(Mẹ không hiểu con đang nói gì nữa)
► Lưu ý: Một số động từ có nhiều ý nghĩa khác nhau. Với nghĩa này ta không thể dùng thì tiếp diễn nhưng với nghĩa khác thì có thể dùng được.
Ví dụ: động từ Think
- nghĩa: tin tưởng, có ý kiến → không có hành động
I think your dress looked sexy.
(Anh nghĩ cái váy của em rất quyến rũ) - nghĩa: phản ánh, sử dụng não để giải quyết vấn đề → có hành động
I was thinking about the quizz yesterday morning.
(Con đang nghĩ về câu đố buổi sáng qua)
► Lưu ý: Thông thường Be không được dùng trong thì tiếp diễn. Tuy nhiên, thỉnh thoảng be vẫn được dùng khi diễn tả 1 hành động hoặc cách cư xử. Và hành động (cách cư xử) này chỉ mang tính chất tạm thời.
Ví dụ:
Thì đơn | Thì tiếp diễn |
Kate is a careless girl. => Kate luôn luôn bất cẩn, đó là bản chất của cô ấy |
Kate is being careless. => Hiện tại, Kate đang hành động rất bất cẩn, nhưng có lẽ không phải lúc nào cô ấy cũng bất cẩn, chúng ta không biết được |
Is he always so naughty? => đó có phải là tính cách của anh ấy không? |
He was being really naughty. => Cậu ấy đang rất tăng động ở thời điểm hiện tại |
Josh is not usually selfish. => Ích kỷ không phải là tính cách của Josh |
Why is Josh being so selfish? => Tại sao Josh lại hành xử 1 cách ích kỷ như thế ngay lúc này? |
- to be sick và being sick là 2 từ có ý nghĩa hoàn toàn khác nhau:
- My mom is sick. (Mẹ tôi bị bệnh)
- My mom is being sick. (Mẹ tôi đang ói)
3.3.2. Công thức thì quá khứ tiếp diễn:
a. Thể khẳng định:
S + was/were + V-ing + O + …
Chủ ngữ | Động từ to be |
I/ he/ she/ it | was |
they/ we/ you | were |
Ví dụ:
- They were dancing in the middle of the jungle.
(Họ đang nhảy múa ở giữa khu rừng) - She was doing the homework.
(Con bé đang làm bài tập về nhà)
b. Thể phủ định:
S + was/were + not + V-ing + O +….
- Ví dụ: I wasn’t concentrating in class.
(Tôi đã không tập trung trong lớp)
c. Thể nghi vấn:
Thể nghi vấn | Cấu trúc | Ví dụ |
- Dạng câu hỏi phủ định yes/no được dùng khi người nói kỳ vọng câu trả lời sẽ là "yes" |
Was/were + S + V-ing + O + …? | Was he working at his computer when the power cut occurred? (Anh ấy có đang làm việc trên máy tính khi sự cố mất điện xảy ra không?) |
- Wasn't/weren't + S + V-ing + O + …? | Wasn't you cooking? (Không phải mẹ đang nấu ăn sao?) |
|
- Was/were + S + not + V-ing + O + …? | Were they not studying? (Không phải tụi nó đang học sao?) |
|
Wh- question |
Từ để hỏi + was/were + S + V-ing + O + …? | - What was she talking about? (Cô ấy đang nói về vấn đề gì vậy?) |
3.3.3. Dấu hiệu nhận biết thì quá khứ tiếp diễn:
Dấu hiệu thì quá khứ tiếp diễn là trong câu thường có các từ: at … yesterday/ last night (lúc … tối qua, / ngày hôm qua), all day, all night, all month… (cả ngày,cả tuần, cả tháng), from … to … (từ…. đến…), when, while (khi/trong khi), at that very moment (ngay tại thời điểm đó)
Ví dụ:
- I was studying at 7 o’clock last night.
(Tối qua lúc 7h tôi đang học bài) - While I was working, he was watching TV.
(Khi tôi đang làm việc thì anh ấy xem TV) - She was having dinner when I came.
(Cô ấy đang ăn tối thì tôi tới)
Thì quá khứ đơn và quá khứ tiếp diễn (past simple and past continuous)
Getting Started – Tiếng Anh lớp 8 – Unit 6: Folk Tales – HocHay
Cùng Học Hay học tiếng Anh Unit 6 lớp 8 phần Getting Started nhé!
A Closer Look 1 – Tiếng Anh lớp 8 – Unit 6: Folk Tales – HocHay
Cùng Học Hay học tiếng Anh Unit 6 lớp 8 phần A Closer Look 1 nhé!
A Closer Look 2 – Tiếng Anh lớp 8 – Unit 6: Folk Tales – HocHay
Cùng Học Hay học tiếng Anh Unit 6 lớp 8 phần A Closer Look 2 nhé!
Skills 1 – Tiếng Anh lớp 8 – Unit 6: Folk Tales – HocHay
Cùng Học Hay học tiếng Anh Unit 6 lớp 8 phần Skills 1 nhé!
Skills 2 – Tiếng Anh lớp 8 – Unit 6: Folk Tales – HocHay
Cùng Học Hay học tiếng Anh Unit 6 lớp 8 phần Skills 2 nhé!
Looking Back – Tiếng Anh lớp 8 – Unit 6: Folk Tales – HocHay
Cùng Học Hay học tiếng Anh Unit 6 lớp 8 phần Looking Back nhé!
Tiếp theo:
{total_items} bình luận-
{item.mid}
{item.name}
{item.description}
Trả lời
{item.time}