Tải ngay miễn phí File PDF Soạn Bài Ngữ Pháp Tiếng Anh Lớp 9 Theo Unit
- Adverbial clause là gì? Là một mệnh đề phụ thuộc (subordinate clause), mang chức năng ngữ pháp của 1 trạng từ nhằm bổ nghĩa cho 1 động từ, tính từ, hoặc trạng từ khác.
- Nói cách khác, mệnh đề trạng ngữ trả lời cho các câu hỏi: when, where, how, why, to what extent, hoặc under what conditions. (Khi nào, ở đâu, như thế nào, tại sao, trong mức độ nào, hoặc xảy ra dưới hoàn cảnh nào)
Ví dụ:
- Một mệnh đề trạng từ thường bắt đầu bằng các liên từ phụ thuộc sau.
Sau đây là một số liên từ phổ biến:
+ after, although, as, as if, as far as, as long as, as soon as, as though, because, before, even if
+ even though, how, if, in order that, once, provided (that), rather than, since, so long as, so (that), than
+ that, though, unless, until, when, whenever, where, wherever, whether, while, why…
Các liên từ phổ biến trong tiếng anh
Thường bắt đầu với in order that, so that.
Cấu trúc: S1 + V1 + so that | in order that + S2 + will/would | can/could + V2 (bare)
Ví dụ:
- Với cấu trúc so + adj/adv + that: có nghĩa là quá … đến nỗi mà.
Cấu trúc: S + V + so + adj/adv + that + S + V
- Với cấu trúc such + danh từ + that: có nghĩa là cái gì đó quá … đến nỗi
Cấu trúc: S + V + such a/an + N + that + S + V …
Ví dụ:
Thường bắt đầu bằng các từ/cụm từ như because, since, as, seeing that, for, now that. Mệnh đề này có thể đứng trước hoặc sau mệnh đề chính, sử dụng trong câu có nhiều hơn 1 chủ ngữ.
Ví dụ:
- Thường bắt đầu bằng các từ/cụm từ although; though; even though; no matter; whatever; but; however, whereas…
- Mệnh đề này có thể đứng trước hoặc sau mệnh đề chính, sử dụng trong câu có nhiều hơn 1 chủ ngữ.
- Trong nhiều trường hợp, ta có thể nhấn mạnh tính từ hoặc trạng từ trong câu bằng cách đặt though hay as phía sau chúng, đặc biệt là khi động từ theo sau là be, appear, become, look, seam, sound, prove. Tuy nhiên không được dùng although trong trường hợp này.
Cấu trúc:
Although/though/… + S + V, clause
Adj/Adv + though / as + S + V
Ví dụ:
Mệnh đề chỉ thời gian (adverbial clause of time) thường bắt đầu sau các từ:
- when (khi mà, khi)
- before (trước khi)
- after (sau khi)
- while (trong khi)
- as (khi mà)
- since (khi mà)
- til/until (tới khi, cho tới khi); as soon as (ngay khi); just as (ngay khi); whenever (bất cứ khi nào)
Vi dụ:
Mệnh đề trạng ngữ chỉ nơi chốn thường bắt đầu bằng where (nơi mà) hoặc wherever (bất cứ đâu). Theo sau các từ này là chủ ngữ và động từ (chú ý không đảo ngữ với where)
Ví dụ:
Cách dùng As if as though
Câu điều kiện trong tiếng anh
- Phrasal verb là gì? Cụm động từ là từ được cấu tạo từ một động từ với một giới từ, tiểu ngữ hoặc cả hai. Sự kết hợp này tạo ra một nghĩa mới, khác với nghĩa gốc của động từ.
Phrasal verb = verb + preposition/ adverb/ adverb + prepostion
- Những tiểu ngữ thường được dùng để tạo thành cụm động từ thường là: around, at, away, down, in, off, on, out, over, round, up.
Ví dụ:
- Các phrasal verb loại này giữ vai trò làm ngoại động từ (cần tân ngữ) và nội động từ (không cần tân ngữ)
Ví dụ:
Tìm hiểu Ngoại động từ là gì, nội động từ là gì?
- Với các cụm động từ tiếng anh có tân ngữ theo sau, tiểu ngữ (particle) có thể đứng trước hoặc đứng sau tân ngữ.
Ví dụ:
- Thông thường, các tân ngữ dài thường được đặt sau particle (tiểu ngữ).
Ví dụ:
- Nếu tân ngữ là các đại từ nhân xưng tân ngữ (me, you, him, us, her, them…), thì đại từ này luôn được đặt trước particle (tiểu ngữ).
Ví dụ:
NOT: You should look up it in the dictionary.
- Cụm động từ dạng này trong tiếng anh luôn cần tân ngữ và tân ngữ này luôn đi sau giới từ.
- Các phrasal verb (dạng Verb + preposition) thông dụng: listen to (lắng nghe), look after (trông nom), get over (vượt qua), break into (đột nhập), break down (hỏng), look for (tìm kiếm)…
Ví dụ:
- Các cụm từ trong tiếng anh, tuy nhiên, có thể tách rời, tân ngữ có thể đứng trước giới từ: associate…with (ủng hộ, cổ vũ ), remind…of (gợi nhớ về điều gì đó), rob…of (tước đoạt), thank…for (cám ơn vì điều gì đó), provide…with (cung cấp)...
Ví dụ:
- Đây là loại thứ 3 của phrasal verbs. Phần particle và preposition không thể tách rời nhau, nghĩa của từ thường rất khó đoán: look up to (ngưỡng mộ), put up with (chịu đựng), look forward to (mong chờ), get on with (hòa hợp), catch up with (bắt kịp với)….
Ví dụ:
- Tân ngữ của dạng Verb + particle + preposition luôn luôn đứng ngay sau giới từ.
Ví dụ:
NOT: We all look our father up to. hay We all look up our father to.
- Tuy nhiên, một số cụm từ tiếng anh vẫn có thể tách rời, tân ngữ có thể đứng ngay sau động từ: fix…up with (sắp xếp, bố trí), put…down to (nghĩ nguyên nhân là), let…in on (nói cho ai biết điều bí mật nào đó), take… out of (trích, rút 1 khoản tiền ra từ số tiền lớn), put…up to (cổ vũ khuyến khích ai làm điều gì ngu ngốc)
Ví dụ:
Xem thêm danh sách các cụm động từ thường gặp tại đây
So sánh nhất trong tiếng anh được dùng cho 3 người, vật, sự việc, tính chất trở lên. Đối tượng được so sánh nhất sẽ là đối tượng vượt trội hơn hay kém hơn các đối tượng còn lại. Cấu trúc so sánh nhất:
S + V + the + short adj/adv -est + Noun/ Pronoun/ Clause
S + V + the most + long adj/adv + Noun/ Pronoun/ Clause
- So sánh kém nhất:
S + V + the least + Tính từ/Trạng từ + Noun/ Pronoun/ Clause
► Một số lưu ý:
- So sánh nhất có thể được nhấn mạnh bằng cách thêm almost (hầu như); much (nhiều); quite (tương đối); by far/ far (rất nhiều) vào trước hình thức so sánh
- Most khi được dùng với nghĩa very (rất) thì không có the đứng trước và không có ngụ ý so sánh
► Quy tắc thay đổi tính từ trong phép so sánh:
- Đối với tính từ/trạng từ dài trên 3 âm tiết, thêm the most vào trước
- Đối với tính từ/trạng từ ngắn, ta thêm –est vào cuối.
- Thêm đuôi -est cho tính từ có 1 âm tiết hoặc 2 âm tiết tận cùng là –y (happy, lucky), -er(clever), -ow (narrow), -le (simple, gentle), -ure (mature), -et (trừ quiet, polite)
- Nếu tính từ tận cùng là –y thì khi thêm đuôi –est, -y sẽ chuyển thành –i (early → earliest, happy → happiest)
- Nếu tính từ tận cùng là một phụ âm và trước phụ âm đó là nguyên âm thì ta gấp đôi phụ âm cuối (big → biggest)
► Phân biệt trạng từ/tính từ ngắn và tính từ dài:
- Các tính từ và trạng từ ngắn:
+ Tính từ có 1 âm tiết hoặc 2 âm tiết tận cùng là –y (happy, lucky), -er (clever), -ow (narrow), -le(simple, gentle), -ure (mature), -et (trừ quiet, polite)
+ Trạng từ có 1 âm tiết (fast, hard) hoặc 2 âm tiết (early)
- Các tính từ và trạng từ dài:
+ Tính từ, trạng từ có 2 âm tiết trở lên (normal, boring, interesting)
+ Tính từ tận cùng là –ly (slowly, quickly, dangerously)
+ Tính từ hai âm tiết đuôi –ing và –ed ; –full và –less (boring – bored; carefull – careless)
- Xuất phát trực tiếp từ người nói
- Xuất phát từ người nghe truyền đạt lại chính xác những ý, từ ngữ mà người nói đã nói để tăng phần kịch tích cho câu chuyện hoặc để nhấn mạnh những từ ngữ vui hoặc lạ mà người nói đã dùng.
- Lời nói trực tiếp thường nằm trong dấu ngoặc kép (dấu trích dẫn)
Ví dụ:
→ Câu nói I feel angry and empty in the stomach là lời nói trực tiếp được nói xuất phát từ Marry và được trích dẫn nguyên câu từ Allen với động từ và chủ ngữ không thay đổi.
- Câu tường thuật tiếng anh (reported speech) là lời tường thuật lại ý của người nói khi người tường thuật chỉ muốn tường thuật lại thông tin, nội dung trong lời nói của người nói thay vì là từ ngữ.
- Câu tường thuật trong tiếng anh thường được sử dụng trong báo chí, báo cáo, văn bản hay lời nói tường thuật lại một đoạn hội thoại.
→ Câu Nam said that he is tired là câu tường thuật gián tiếp vì khi tường thuật lại, ta đã đổi chủ ngữ từ I thành he và động từ feel thành felt.
Trong cấu trúc câu tường thuật, ta thường sử dụng các động từ trung gian như say và tell.
- Ta dùng say khi người nghe không quan trọng và người nghe là người quen biết.
- Sau say ta không nhất thiết phải dùng tân ngữ gián tiếp như me, him, us, them, my sister, …mà dùng luôn mệnh đề tường thuật gián tiếp hoặc mệnh đề bắt đầu với từ hỏi như who, where, what, which, how, why.
- Ta dùng tell trong câu trần thuật tiếng anh khi muốn thu hút sự chú ý đặc biệt đến người đang được đề cập.
- Sau tell ta có thể dùng nhiều loại mệnh đề và cụm từ khác nhau như:
- Verb + O + to infinitive (to V): advise, ask, beg, command, encourage, entreat, expect, forbid, implore, instruct, invite, order, persuade, recommend, remind, request, tell, urge, warn.
- Verb + to infinitive (to V): agree, demand, guarantee, hope, offer, promise, propose, swear, threaten, volunteer, vow.
- Verb + V-ing: admit, advice, deny, mention, propose, recommend, report, suggest, …
Xem thêm Động từ nguyên mẫu to infinitive
Cách dùng danh động từ V-ing
- Verb + O + preposition + V-ing: accuse … of, congratulate … on, forgive … for, prevent … from, stop … from, suspect … of, thank … for, warn … against.
- Verb + that clause: admit, advise, agree, insist, promise, remind, suggest, warn.
► Lưu ý:
- Nếu động từ trung gian được chia ở thì tương lai hoặc thì hiện tại thì động từ chính không cần phải lùi thì. Ngược lại, nếu động từ trung gian được chia ở thì quá khứ thì động từ chính bắt buộc phải lùi về một thì.
- Thông thường, trong cấu trúc reported speech, ngoài việc lùi thì thì ta còn phải thay đổi đại từ nhân xưng, tính từ sở hữu và trạng từ chỉ nơi chốn hoặc thời gian trong câu.
- Cách dùng: used to được dùng khi nói về những việc đã xảy ra trong quá khứ và hiện tại không còn nữa.
- Cấu trúc:
Khẳng định: S + used to + V-infinitive
Phủ định: S + didn’t use to + V-infinitive
Nghi vấn: (WH- question) Did + S + use to + V-infinitive?
Lưu ý: dùng “use to” để đặt câu hỏi, chứ không phải “used to”.
- Cách dùng: be + used to V-ing/Noun được dùng khi nói về việc ai đó đã quen với điều gì đó, đã làm việc gì đó rất nhiều lần hoặc đã có kinh nghiệm với việc đó rồi, việc đó đã quen thuộc, không còn lạ lẫm, mới lạ hay khó nữa.
- Cấu trúc:
Khẳng định: S + be + used to + V-ing + ….
Phủ định: S + be (not) + used to + V-ing + …
Nghi vấn: Be + S + used to + V-ing +...
Câu ước với wish (wish clause) là loại câu giả định, diễn tả mong muốn, ước muốn của ai đó về một việc trong tương lai hiện tại, hay một quá khứ. Câu điều ước trong tiếng anh còn được gọi là câu wish. Dưới đây là các loại và cách dùng câu wish trong tiếng anh.
- Cách dùng wish loại 1:
Câu mong ước trong tương lai được dùng để diễn tả những mong ước về một sự việc trong tương lai. Chúng ta sử dụng câu wish ở tương lai với mong muốn ai đó, sự việc gì đó sẽ trở nên tốt đẹp hơn.
- Cấu trúc câu wish:
Khẳng định:
S+ wish(es) + Noun/Pronoun + would/could + V(bare)Phủ định:
S + wish(es) + Noun/Pronoun + wouldn’t/couldn’t + V(bare)
Nếu chủ ngữ là I/they/we/you thì wish giữ nguyên
Nếu chủ ngữ là she/he/it thì wish phải thêm -es.
Ví dụ:
- Cách dùng wish loại 2:
Câu ước wish ở hiện tại dùng để diễn tả những mong ước về một sự việc không có thật ở hiện tại, hay giả định một điều ngược lại so với thực tế. Chúng ta dùng câu wish ở hiện tại để ước về điều không có thật ở hiện tại, thường là thể hiện sự nuối tiếc về tình huống hiện tại.
- Cấu trúc wish:
Khẳng định: S + wish(es) + Noun/Pronoun + V2/-ed + O
Phủ định: S + wish(es) + Noun/Pronoun + didn’t + V(bare)
► Lưu ý: Tương tự như câu if loại 2, động từ to be trong câu wsh loại 2 được chia là were cho tất cả các ngôi.
Ví dụ:
- Cách dùng wish loại 3:
Câu ao ước ở quá khứ dùng để diễn tả những mong ước về một sự việc không có thật ở quá khứ, hay giả định một điều ngược lại so với thực tại đã xảy ra ở quá khứ. Chúng ta sử dụng câu điều ước wish ở quá khứ để ước một điều trái với những gì đã xảy ra trong quá khứ, thường là để diễn tả sự nuối tiếc ở quá khứ.
- Cấu trúc câu ước loại 3:
Khẳng định: S + wish(es) + Noun/Pronoun + had + V3/-ed
Phủ định: S + wish(es) + Noun/Pronoun + hadn’t + V3/-ed
Ví dụ:
Cấu trúc If only có cách dùng tương đương với cấu trúc wish trong tiếng anh, cũng được dùng để thể hiện sự ao ước, nguyện vọng trong quá khứ, hiện tại, tương lai.
- Các động từ tường thuật gồm: assume, believe, claim, consider, expect, feel, find, know, report, say, think, find, understand, discover, prove, observe, estimate…
- Đối với các động từ tường thuật, có 2 cách để chuyển câu chủ động sang bị động.
S: chủ ngữ; S': Chủ ngữ bị động
O: Tân ngữ; O': Tân ngữ bị động
Câu chủ động: S + V + THAT + S' + V' + …
⇒ Câu bị động: It + be + V3/-ed + THAT + S' + V'
Ví dụ:
Một trong những cách thành lập câu đề nghị trong tiếng anh là sử dụng động từ 'suggest'. Tuy vậy, 'suggest' lại có nhiều cách dùng và mỗi các dùng đều có đặc điểm, lưu ý riêng. Dưới đây là các cách áp dụng câu đề nghị tiếng anh với động từ 'suggest'.
Được dùng chủ yếu trong những tình huống trang trọng, để nói chung chung, không ám chỉ một người cụ thể nào.
Để đưa ra 1 đề xuất, ý kiến, khuyên ai nên làm gì (chúng ta có thể bỏ ‘that’ nếu ngữ cảnh không trang trọng).
Đề nghị (rằng) ai làm gì
Ta thường dùng suggest đi với các từ như where, what, who, how
- Đề nghị một cái, một điều gì đó.
- Nếu muốn đề cập tới người nhận được lời đề nghị thì ta dùng ‘to’.
Cách dùng quá khứ hoàn thành (the past perfect) |
Ví dụ |
- Thì quá khứ hoàn thành được dùng để diễn tả một hành động xảy ra trước một thời điểm xác định trong quá khứ hoặc xảy ra trước một hành động khác trong quá khứ. - Hành động xảy ra trước chia ở thì quá khứ hoàn thành còn hành động xảy ra sau chia ở thì quá khứ đơn, trong câu có các từ nối như by (có nghĩa như before), before, after, when, till, untill, as soon as, no sooner…than |
Carol had left before Prof. Lestly came back. (Carol đã rời đi trước khi Giáo sư Lestly trở về)
My grandmother had lived in Hanoi before 1954. (Bà tôi từ sống ở Hà Nội trước năm 1954) |
Thì quá khứ hoàn thành được dùng trong mệnh đề If loại 3 (trái với quá khứ). |
I would have helped to paint the house if you had asked me. (You didn’t ask me) (Nếu bạn ngỏ lời với tôi thì tôi đã giúp bạn sơn nhà rồi) |
Thì quá khứ hoàn thành được dùng trong câu tường thuật trong trường hợp từ tường thuật (từ có gạch dưới) được chia ở thì quá khứ. |
The policeman said Mr. Hammond had driven through a red light. (Cảnh sát nói rằng ông Hammond đã vượt đèn đỏ khi lái xe) |
a. Thể khẳng định:
S + had + V3/-ed + O + …
Ví dụ:
Lưu ý: had + V3/-ed được viết tắt thành ‘d + V3/-ed (had done → ‘d done)
b. Thể phủ định:
S + hadn’t + V3/-ed + O + …
Ví dụ:
c. Thể nghi vấn:
Công thức | Ví dụ | |
Yes/no question - Dạng câu hỏi phủ định yes/no được dùng khi người nói kỳ vọng câu trả lời sẽ là "yes" |
- Had + S + V3/-ed + O + …? | Had she been there yet? (Cô ấy đã tới đó chưa vậy?) |
- Hadn't + S + V3/-ed + O + …? | Hadn't you studied anything for the test? (Bạn không học gì cho bài kiểm tra hả?) |
|
- Had + S + not + V3/-ed + O + …? | - Had they not study English before? (Trước đó họ không học tiếng anh à?) |
|
Wh- question (Các từ để hỏi gồm what, when, where, why, how, which, …)
- Dạng câu hỏi phủ định Wh- được dùng để nhấn mạnh hoặc dùng như bình thường |
- Từ để hỏi + had + S + V3/-ed + O +…? | Where had you been before you moved away? (Em đã ở đâu trước khi tôi rời đi) |
- Từ để hỏi + hadn't + S + V3/-ed + O +…? | Why hadn't he agreed with the deal? (Tại sao anh ta không đồng ý với giao kèo đó đi?) |
|
- Từ để hỏi + had + S + V3/-ed + not + O +…? | What had you not known? (Còn gì mà con không biết nữa không?) |
Thì quá khứ hoàn thành (qkht) thường được sử dụng trong câu có những từ/ cấu trúc sau: before…, by the time, by; No sooner … than; Hardly/ Scarely … when; It was not until … that; Not until … that (mãi cho tới khi … mới); By the time (tới lúc mà … thì)
Ví dụ:
→ sau before dùng thì quá khứ đơn
Thì quá khứ hoàn thành và quá khứ đơn
Phân biệt thì quá khứ hoàn thành và quá khứ hoàn thành tiếp diễn
- Noun clause là gì? Mệnh đề danh từ trong tiếng anh là mệnh đề có thể đóng vai trò như một danh từ trong câu. Câu chứa mệnh đề danh từ thường là một câu phức. Trong câu, danh từ làm nhiệm vụ gì thì mệnh đề danh từ làm nhiệm vụ đó.
- Mệnh đề danh ngữ thường bắt đầu bằng các từ như if, whether hoặc các từ để hỏi như what, why, when, where và từ that.
Cấu trúc: … that/ If/ whether/ Từ để hỏi + S + V …
S1 + to be + Adj + That/ if … + S2 + V …
- Quantifiers là gì? Là từ chỉ số lượng của cái gì. Một số từ chỉ số lượng chỉ trong tiếng anh đi với danh từ đếm được, số khác lại đi với danh từ không đếm được, và một số lại có thể đi với cả danh từ đếm được và không đếm được.
- Đôi khi ta dùng từ chỉ số lượng để thay thế cho các từ hạn định.
Từ chỉ số lượng đi với danh từ đếm được | Từ chỉ số lượng đi với danh từ không đếm được | Từ chỉ số lượng đi với cả danh từ đếm được và không đếm được |
many, a large number of, few, a few, a larger number of, hundreds of, thousands of, a couple of, several | much, a great deal of, little, a litle, a large amount of | some, any, most, of, no plenty,of, a lot of, heaps of, lots of, all, none of, tons of |
a.1. Few và A few:
- Few và a few đứng trước danh từ đếm được số nhiều.
- Cách dùng: Few (không có ‘a’) mang nghĩa gần như phủ định, tiêu cực (rất ít, hầu như không nhiều như mong đợi)
- A few mang nghĩa một số lượng nhỏ, một vài, một số (tương đương với some). Có thể được dùng trong câu khẳng định.
► Lưu ý: Cũng có thể dùng only a few để nhấn mạnh về số lượng, nhưng nó mang nghĩa tiêu cực.
a.2. Little và A little:
- Little và a little đứng trước danh từ không đếm được
- Few và little có cách dùng tương đương nhau. Little (không có ‘a’) có nghĩa gần như phủ định, tiêu cực (rất ít, không nhiều như mong muốn).
- A little mang nghĩa một số lượng ít (cách dùng a few và a little gần giống như a few, nhưng dành cho danh từ không đếm được). A little được sử dụng trong câu khẳng định.
Ví dụ:
b. Some và Any:
b.1. Some:
- Cách dùng: some đi với danh từ đếm được mang nghĩa là ‘một vài’. Còn nếu some đi với danh từ không đếm được thì mang nghĩa là ‘một ít’.
Ví dụ:
- Sau some có thể là danh từ số ít đếm được, dùng để nhắc tới 1 người hoặc vật cụ thể nào đó nhưng không biết.
Ví dụ:
- Some được sử dụng trong các câu khẳng định, trong câu hỏi và câu đề nghị.
- Some đi với con số để diễn tả một số lượng cao không ngờ tới
Xerm thêm: Câu khẳng định tiếng anh là gì
Cấu trúc các loại câu hỏi
Các loại câu đề nghị phổ biến
- Giới từ of được đi kèm với some khi nó đứng trước mạo từ (a/an, the), đại từ chỉ định (this/that), tính từ sở hữu (my, his, their) hoặc đại từ nhân xưng tân ngữ (him, her, us). Dùng some of khi nhắc tới 1 phần trong tổng thể.
Lưu ý: Không sử dụng some với ý nghĩa a few khi dùng cho đơn vị thời gian
b.2. Any:
- Cách dùng: Any có nghĩa là một người/vật nào đó (trong câu hỏi), không một chút nào, không ai (ý phủ định), bất cứ ai/vật gì (ý khẳng định). Tùy theo ngữ nghĩa và hoàn cảnh của câu mà any có nghĩa khác nhau. Any được dùng khi đề cập tới một số lượng không xác định/không biết.
Ví dụ:
- Trong câu phủ định và câu nghi vấn với, sau any là danh từ số nhiều hoặc danh từ không đếm được.
Ví dụ:
- Trong câu khẳng định, any đi với danh từ số ít, số nhiều, danh từ không đếm được, đếm được với ý nghĩa ‘bất cứ ai/cái nào/vật nào’.
Ví dụ:
- Any có thể dược dùng với hardly, hoặc dùng sau if và các từ mang nghĩa phủ định.
Ví dụ:
- Giới từ of được đi kèm với any khi nó đứng trước mạo từ (a/an, the), đại từ chỉ định (this/that), tính từ sở hữu (my, his, their) hoặc đại từ nhân xưng tân ngữ (him, her, us).
Ví dụ:
c. A large number of, A great number of, Plenty of, A lot of, Lots of
- A large number of, a great number of, plenty of, a lot of, lots of, …: Tất cả những từ này đều có nghĩa là "nhiều". Chúng có thể được sử dụng để thay thế cho many và much trong các câu khẳng định với nghĩa trang trọng.
Ví dụ:
- Phân biệt a lot of và lots of: cả hai đều có nghĩa như nhau: nhiều, số lượng lớn. Cách dùng a lot of và lost of cũng giống nhau; chúng được dùng cho cả danh từ đếm được và không đếm được. Tuy nhiên, lost of được dùng với văn phong ít trạng trọng hơn a lot of.
- Động từ trong câu được chia theo chủ ngữ/ danh từ đằng sau of.
Câu điều kiện trong tiếng anh gồm có hai mệnh đề là mệnh đề chính và mệnh đề IF. Trong câu điều kiện if, hành động ở mệnh đề chính chỉ xảy ra nếu một điều kiện nào đó ở mệnh đề IF được thoả mãn. Câu điều kiện còn được gọi là câu if.
a. Cấu tạo:
- Cấu tạo của câu điều kiện bao gồm hai mệnh đề:
+ Mệnh đề If (If clause): là mệnh đề điều kiện, hay mệnh đề phụ
+ Mệnh đề chính (main clause): là mệnh đề kết quả
- Cách sắp xếp mệnh đề chính và mệnh đề phụ trong câu điều kiện:
+ Mệnh đề If đứng trước mệnh đề chính và cả hai được ngăn cách với nhau bởi dấu phẩy (hoặc chấm phẩy): If – clause, main – clause
+ Mệnh đề If đứng sau mệnh đề chính thì không cần dùng dấu phẩy (hoặc chấm phẩy): Main - clause If - clause
b. Các từ điều kiện:
Mệnh đề điều kiện thường được bắt đầu với các từ như: if, unless (= if … not); provided (that)(= if only); so long as (as long as); on condition that (miễn là, với điều kiện là); suppose; supposing (giả sử như); in case (trong trường hợp); even if (ngay cả khi, dù cho)
- Cách dùng: Câu điều kiện loại 1 diễn trả một sự việc/hành động có thể xảy ra ở hiện tại hoặc tương lai.
Cấu trúc: If + S + V (-s/-es) + O…, S' + will + V bare + O + …
► Lưu ý:
Will có thể được thay bằng can/may/shall/must
Mệnh đề chính và mệnh đề if có thể đứng trước hoặc đứng sau đều được.
Ví dụ:
- Mạo từ bất định (indefinite article) gồm a, an được dùng cho danh từ số ít đếm được (singular noun), được nhắc đến lần đầu tiên. Mạo từ không xác định trong tiếng anh được dùng với danh từ số ít, đếm được.
- Quy tắc khi sử dụng mạo từ không xác định: Mạo từ an dùng cho danh từ bắt đầu bằng nguyên âm (u, e, o, a, i), còn mạo từ dùng cho danh từ bắt đầu bằng phụ âm.
► Lưu ý:
- Có một số danh từ bắt đầu là nguyên âm nhưng lại đọc như phụ âm (university, unit) những trường hợp này đều sử dụng mạo từ a.
- Ngoài ra nếu mở đầu danh từ là các âm câm (như âm /h/) thì phải dùng mạo từ an. (an hour, an honest man)
Mạo từ a và an trong tiếng anh được dùng trong các trường hợp sau:
- Trường hợp 1: Dùng trước danh từ đếm được số ít, khi danh từ đó chưa được xác định,
- Trường hợp 2: Dùng khi đối tượng được nhắc đến lần đầu tiên.
Ví dụ:
- Trường hợp 3: Dùng với các danh từ chỉ nghề nghiệp.
Ví dụ:
- Trường hợp 4: Dùng trước danh từ số ít để đại diện cho 1 nhóm người hay 1 loài
Ví dụ:
- Trường hợp 5: Dùng để chỉ 1 người hoặc vật trong 1 nhóm
Mạo từ xác định (definite article): the – được dùng với các danh từ (số nhiều và số ít) đã xác định hoặc những danh từ được nhắc đến lần thứ hai, thứ ba mà người nói lẫn người nghe đều biết về nó.
Mạo từ “The” trong tiếng anh được dùng trước danh từ chỉ người, vật, sự việc đã được xác định:
- Trường hợp 1:
Mạo từ xác định the được dùng để diễn tả một (hoặc nhiều) người, vật mà cả người nói và người nghe đều biết đối tượng được đề cập tới.
Ví dụ:
- Trường hợp 2: Khi đối tượng được nhắc đến lần thứ hai.
- Trường hợp 3: Mạo từ the được dùng với danh từ chỉ có duy nhất trên đời.
- Trường hợp 4: Khi danh từ được xác định bởi một cụm từ hoặc một mệnh đề theo sau nó.
- Trường hợp 5:
Dùng với một tính từ tron cấu trúc “the + adjective” khi muốn đề cập tới một nhóm người.
- Trường hợp 6:
Mạo từ xác định trong tiếng anh còn được dùng trong cấu trúc so sánh nhất, số thứ tự và cấu trúc the only + Noun.
Ví dụ:
Cấu trúc so sánh của tính từ - trạng từ
Các mệnh đề tiếng anh thường gặp
- Trường hợp 7: Dùng với tên gọi của các tờ báo, các quyển sách
- Trường hợp 8: Dùng với các danh từ chỉ nhạc cụ.
- Trường hợp 9:
Dùng để chỉ vị trí địa lý như sông núi, đại dương, sông hồ, quần đảo, sa mạc, …(danh từ thuộc về địa lý)
- Trường hợp 10: Dùng với các tên nước có chữ kingdom, states hoặc republic
- Trường hợp 11: Dùng để chỉ người của 1 nước:
- Trường hợp 12:
Dùng với tên của các tổ chức, công công trình kiến trúc, các chuỗi khách sạn hoặc nhà hàng
- Trường hợp 13: Đi với họ của một người ở số nhiều để chỉ cả một gia đình.
- Cách sử dụng: Câu điều kiện loại 2 (câu if 2) là câu điều kiện không có thật ở hiện tại. Câu điều kiện loại 2 được sử dụng để diễn tả một điều không thể xảy ra ở hiện tại hoặc tương lai, chỉ là một giả thiết, một ước muốn trái ngược với thực trạng hiện tại.
Cấu trúc câu: If + S + V2/-ed + …, S' + would/could (not) + V bare + O + …
Lưu ý: Động từ to be ở tất cả các ngôi đều phải chia là were.
Ví dụ:
- Một mệnh đề tính từ thường bắt đầu bằng một đại từ quan hệ (that, which, who, whom, whose). Đây là yếu tố kết nối danh từ/đại từ với mệnh đề quan hệ bổ nghĩa cho chính nó.
Ví dụ:
- Các đại từ quan hệ đóng các chức năng ngữ pháp trong câu.
- Các đại từ quan hệ trong tiếng anh: xem thêm tại đây
Thì quá khứ đơn (Past simple) |
Cách sử dụng |
Ví dụ |
Thời gian xác định.
|
Diễn tả hành động đã xảy ra tại một thời điểm xác định và đã chấm dứt trong quá khứ. |
Phong went to Dalat last summer. |
Đề cập đến một sự kiện xảy ra một lần hoặc nhiều lần hoặc miêu tả trạng thái.
|
Diễn tả hành động đã xảy ra thường xuyên (thói quen) một khoảng thời gian trong quá khứ nhưng hiện tại đã chấm dứt. |
When Tien was a university student, she worked as a waitress. |
Diễn tả hành động xảy ra một lần trong quá khứ. |
She ran out and she phoned my brother. |
|
Diễn tả trạng thái trong quá khứ |
Hannah looked a bit upset. (Hannah trông có vẻ hơi buồn) |
|
Không đề cập thời gian
|
Thỉnh thoảng, người ta dùng thì quá khứ đơn trong tiếng anh để đề cập một sự kiện nhưng không đề cập mốc thời gian cụ thể. Đây là những sự kiện đặc biệt mà hầu hết chúng ta đều biết.
|
Ho Chi Minh proclaimed the independent Democratic Republic of Vietnam in Hanoi's Ba Dinh square. → Đây là một sự kiện quan trọng trong lịch sử nên chúng ta đều biết rằng nó diễn ra vào ngày 2/9/1945) |
Hành động xen vào một hành động khác
|
Diễn đạt một hành động xen vào một hành động khác đang diễn ra trong quá khứ, khi đó, hành động đang diễn ra sẽ chia thì quá khứ tiếp diễn, còn hành động xen vào sẽ chia thì quá khứ đơn. |
When I was watching TV, Mr. Brandon came to visit my parents. → Trong ví dụ này, hành động Brandon đến thăm bố mẹ tôi xen vào hành động xem TV nên chia ở thì quá khứ đơn. |
a. Thể khẳng định:
S + V2/-ed + O + ….
Ví dụ:
b. Thể phủ định:
- Đối với động từ to be và động từ khiếm khuyết:
S + was/were + not + ...
S + modal verb + not + V + ...
Ví dụ:
- Đối với động từ thường:
S + did not (didn’t) + bare infinitive
Ví dụ:
c. Thể nghi vấn:
Động từ to be | Động từ thường | |
Yes/no question - Dạng câu hỏi phủ định yes/no được dùng khi người nói kỳ vọng câu trả lời sẽ là "yes" |
- Was/were + S + O + …? | - Did + S + bare infinitive + O + …? |
- Wasn't/weren't + S + O + …? | - Didn’t + S + bare infinitive + O + …? | |
- Was/were + S + not + O + …? | - Did + S + not + bare infinitive + O + …? | |
Wh- question (Các từ để hỏi gồm what, when, where, why, how, which, …) - Dạng câu hỏi phủ định Wh- được dùng để nhấn mạnh hoặc dùng như bình thường |
- Từ để hỏi + was/were + S + O +…? | - Từ để hỏi + did + S + bare infinitive + O + …? |
- Từ để hỏi + wasn't/weren't + S + O +…? | - Từ để hỏi + didn’t + S + bare infinitive + O + …? | |
- Từ để hỏi + was/were + S + not+ O +…? | - Từ để hỏi + did + S + not + bare infinitive + O + …? |
Ví dụ:
Trong thời quá khứ đơn đơn, người ta chia động từ như sau:
a. Đối với động từ to be và động từ khiếm khuyết:
Ngôi | V2/-ed |
To be | was (dành cho các ngôi chủ từ số ít – I/ he/ she/ it) |
Were (dành cho các ngôi chủ từ số - they/ we/ you) | |
Động từ khuyết thiếu | Could (thể quá khứ của Can) |
Might (thể quá khứ của May) |
b. Đối với động từ thường:
- Động từ có quy tắc:
Đối với động từ có quy tắc, chúng ta thêm đuôi -ed vào dạng cơ bản của động từ (play-played) hoặc đuôi -d vào các động từ kết thúc bằng nguyên âm e (move-moved).
Lưu ý: Đối với động từ có một âm tiết được cấu tạo từ nguyên âm đơn và theo sau là một phụ âm thì chúng ta gấp đôi phụ âm cuối này trước khi thêm đuôi -ed.
Cách phát âm đuôi "-ed" trong tiếng anh:
+ Đọc là /id/: khi tận cùng của động từ là /t/, /d/
+ Đọc là /t/: khi tận cùng của động từ là /ch/, /s/, /x/, /sh/, /k/, /f/, /p/
+ Đọc là /d/: khi tận cùng của động từ là các phụ âm và nguyên âm còn lại
Xem thêm Động từ có quy tắc - bất quy tắc
Mẹo nhớ cách phát âm -ed
- Động từ bất quy tắc:
Có một số động từ khi sử dụng ở thì quá khứ không theo qui tắc thêm “-ed”. Đối với những động từ này ta chỉ còn cách học thuộc mà thôi.
Cách nhận biết thì quá khứ đơn: trong câu có các từ như: yesterday, ago, last (week, year, month), in the past, the day before, với những khoảng thời gian đã qua trong ngày (today, this morning, this afternoon).
Ví dụ:
Các thì quá khứ trong tiếng anh
Cách dùng quá khứ hoàn thành (the past perfect) |
Ví dụ |
- Thì quá khứ hoàn thành được dùng để diễn tả một hành động xảy ra trước một thời điểm xác định trong quá khứ hoặc xảy ra trước một hành động khác trong quá khứ. - Hành động xảy ra trước chia ở thì quá khứ hoàn thành còn hành động xảy ra sau chia ở thì quá khứ đơn, trong câu có các từ nối như by (có nghĩa như before), before, after, when, till, untill, as soon as, no sooner…than |
Carol had left before Prof. Lestly came back. (Carol đã rời đi trước khi Giáo sư Lestly trở về)
My grandmother had lived in Hanoi before 1954. (Bà tôi từ sống ở Hà Nội trước năm 1954) |
Thì quá khứ hoàn thành được dùng trong mệnh đề If loại 3 (trái với quá khứ). |
I would have helped to paint the house if you had asked me. (You didn’t ask me) (Nếu bạn ngỏ lời với tôi thì tôi đã giúp bạn sơn nhà rồi) |
Thì quá khứ hoàn thành được dùng trong câu tường thuật trong trường hợp từ tường thuật (từ có gạch dưới) được chia ở thì quá khứ. |
The policeman said Mr. Hammond had driven through a red light. (Cảnh sát nói rằng ông Hammond đã vượt đèn đỏ khi lái xe) |
a. Thể khẳng định:
S + had + V3/-ed + O + …
Ví dụ:
Lưu ý: had + V3/-ed được viết tắt thành ‘d + V3/-ed (had done → ‘d done)
b. Thể phủ định:
S + hadn’t + V3/-ed + O + …
Ví dụ:
c. Thể nghi vấn:
Công thức | Ví dụ | |
Yes/no question - Dạng câu hỏi phủ định yes/no được dùng khi người nói kỳ vọng câu trả lời sẽ là "yes" |
- Had + S + V3/-ed + O + …? | Had she been there yet? (Cô ấy đã tới đó chưa vậy?) |
- Hadn't + S + V3/-ed + O + …? | Hadn't you studied anything for the test? (Bạn không học gì cho bài kiểm tra hả?) |
|
- Had + S + not + V3/-ed + O + …? | - Had they not study English before? (Trước đó họ không học tiếng anh à?) |
|
Wh- question (Các từ để hỏi gồm what, when, where, why, how, which, …)
- Dạng câu hỏi phủ định Wh- được dùng để nhấn mạnh hoặc dùng như bình thường |
- Từ để hỏi + had + S + V3/-ed + O +…? | Where had you been before you moved away? (Em đã ở đâu trước khi tôi rời đi) |
- Từ để hỏi + hadn't + S + V3/-ed + O +…? | Why hadn't he agreed with the deal? (Tại sao anh ta không đồng ý với giao kèo đó đi?) |
|
- Từ để hỏi + had + S + V3/-ed + not + O +…? | What had you not known? (Còn gì mà con không biết nữa không?) |
Thì quá khứ hoàn thành (qkht) thường được sử dụng trong câu có những từ/ cấu trúc sau: before…, by the time, by; No sooner … than; Hardly/ Scarely … when; It was not until … that; Not until … that (mãi cho tới khi … mới); By the time (tới lúc mà … thì)
Ví dụ:
→ sau before dùng thì quá khứ đơn
Thì quá khứ hoàn thành và quá khứ đơn
Phân biệt thì quá khứ hoàn thành và quá khứ hoàn thành tiếp diễn
Gồm mệnh đề quan hệ xác định và không xác định
Mệnh đề quan hệ xác định hay còn gọi là mệnh đề quan hệ giới hạn (Retristive relative clause/ Defining relative clauses):
- Là mệnh đề được dùng để xác định danh từ đứng trước nó.
- Mệnh đề xác định là mệnh đề cần thiết cho ý nghĩa của câu, không có nó câu sẽ không đủ nghĩa.
- Nó được sử dụng khi danh từ là danh từ không xác định và không dùng dấu phẩy ngăn cách nó với mệnh đề chính
Ví dụ:
Mệnh đề quan hệ không xác định hay còn gọi là mệnh đề quan hệ không giới hạn (Non-restrictive relative clause/ Nondefining relative clause):
- Là mệnh đề cung cấp thêm thông tin về một người, một vật hoặc một sự việc đã được xác định.
- Mệnh đề không xác định là mệnh đề không nhất thiết phải có trong câu, không có nó câu vẫn đủ nghĩa.
- Là mệnh đề quan hệ có dấu phẩy. Nó được sử dụng khi danh từ là danh từ xác định và được ngăn cách với mệnh đề chính bằng một hoặc hai dấu phẩy (, ) hay dấu gạch ngang (-).
- Tiền ngữ trong mệnh đề đã xác định hoặc rõ ràng (danh từ riêng, chỉ tên người, vật, trước danh từ có tính từ chỉ thị, tính từ sở hữu, danh từ có cụm giới từ theo sau)
Ví dụ:
Lưu ý:
- Mệnh đề quan hệ không giới hạn mở đầu bằng các cụm từ như all of, any of, (a) few of, both of, each of, either, neither of, half of, much of, many of, most of, none of, two of, … có thể được dùng trước whom và which
- Đại từ quan hệ làm túc từ không thể bỏ được.
- Không được dùng that trong mệnh đề không giới hạn (tức mệnh đề được ngăn cách bởi dấu phẩy)
- Có thể dùng which thay cho cả mệnh đề đứng trước.
- Túc từ của một giới từ: Không thể bỏ đại từ quan hệ trong trường hợp này, vậy nên giới từ thường đặt trước whom. Tuy nhiên cũng có thể đưa giới từ ra phía cuối mệnh đề và khi đó who thường được dùng thay cho whom (nếu không đứng liền sau giới từ).
Ví dụ:
- Câu chủ động tiếng anh (the active voice): Câu chủ động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật thực hiện một hành động tác động vào người, vật khác.
- Thể bị động trong tiếng anh (the passive voice): Câu bị động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật bị tác động bởi hành động của người, vật khác.
Để chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động trong tiếng anh, ta cần:
Bước 1: Chuyển tân ngữ chủ động thành chủ ngữ bị động
Ví dụ:
Bước 2: Chia động từ cho thể bị động
Thì | Chủ động | Công thức bị động | Ví dụ |
Tương lai đơn | will/ shall + V bare | will/shall + be + V3/-ed | I’ll bring food for the picnic. → Food for the picnic will be brought by me (Thức ăn cho buổi picnic được tôi mang theo) |
Các loại thì cơ bản trong tiếng anh
Bước 3: Chuyển chủ ngữ chủ động thành by + tân ngữ bị động
Lưu ý:
- Các đại từ như me, you, him, them, people, someone, … hoặc không quan trọng, không rõ ràng thường được loại bỏ.
- Khi người thực hiện hành động hoặc tác nhân của hành động là dụng cụ thì ta dùng with thay cho by
Bước 4: Vị trí của trạng ngữ trong cấu trúc bị động
- Trạng từ/trạng ngữ chỉ nơi chốn đứng trước by + tân ngữ bị động
- Trạng từ/trạng ngữ chỉ thời gian đứng sau by + tân ngữ bị động
- Trạng từ/trạng ngữ chỉ cách thức thường đứng giữa động từ be và phân từ quá khứ
Mệnh đề quan hệ xác định hay còn gọi là mệnh đề quan hệ giới hạn (Retristive relative clause/ Defining relative clauses):
- Là mệnh đề được dùng để xác định danh từ đứng trước nó.
- Mệnh đề xác định là mệnh đề cần thiết cho ý nghĩa của câu, không có nó câu sẽ không đủ nghĩa.
- Nó được sử dụng khi danh từ là danh từ không xác định và không dùng dấu phẩy ngăn cách nó với mệnh đề chính
Ví dụ:
Mệnh đề quan hệ không xác định hay còn gọi là mệnh đề quan hệ không giới hạn (Non-restrictive relative clause/ Nondefining relative clause):
- Là mệnh đề cung cấp thêm thông tin về một người, một vật hoặc một sự việc đã được xác định.
- Mệnh đề không xác định là mệnh đề không nhất thiết phải có trong câu, không có nó câu vẫn đủ nghĩa.
- Là mệnh đề quan hệ có dấu phẩy. Nó được sử dụng khi danh từ là danh từ xác định và được ngăn cách với mệnh đề chính bằng một hoặc hai dấu phẩy (, ) hay dấu gạch ngang (-).
- Tiền ngữ trong mệnh đề đã xác định hoặc rõ ràng (danh từ riêng, chỉ tên người, vật, trước danh từ có tính từ chỉ thị, tính từ sở hữu, danh từ có cụm giới từ theo sau)
Ví dụ:
Lưu ý:
- Mệnh đề quan hệ không giới hạn mở đầu bằng các cụm từ như all of, any of, (a) few of, both of, each of, either, neither of, half of, much of, many of, most of, none of, two of, … có thể được dùng trước whom và which
- Đại từ quan hệ làm túc từ không thể bỏ được.
- Không được dùng that trong mệnh đề không giới hạn (tức mệnh đề được ngăn cách bởi dấu phẩy)
- Có thể dùng which thay cho cả mệnh đề đứng trước.
- Túc từ của một giới từ: Không thể bỏ đại từ quan hệ trong trường hợp này, vậy nên giới từ thường đặt trước whom. Tuy nhiên cũng có thể đưa giới từ ra phía cuối mệnh đề và khi đó who thường được dùng thay cho whom (nếu không đứng liền sau giới từ).
Ví dụ:
Although, though, even though (mặc dù): biểu thị hai hành động trái ngược nhau về mặt logic
Cấu trúc:
Although/ though/ even though + mệnh đề
Despite/ in spite of + V-ing / danh từ/ cụm danh từ
Despite the fact that/ In spite of the fact that + mệnh đề
Ví dụ:
Một số động từ có thể theo sau cả gerund và to infinitive (danh động từ và động từ nguyên mẫu có to)
Cho dù sau các động từ này là "to V" hay "V-ing" thì nghĩa của nó vẫn không thay đổi.
- Chúng bao gồm: begin (bắt đầu), hate (ghét), bother (làm phiền), start (bắt đầu), love (yêu quý), can’t stand (không thể chịu đựng được), intend (có ý định), continue (tiếp tục), can’t bear, propose(đề nghị)
Ví dụ:
Tìm hiểu thêm to infinitive là gì, động từ nguyên thể là gì, cấu trúc to infinitive
- Theo sau cấu trúc: prefer + V-ing + TO + V-ing hoặc prefer + to V + THAN + to V
Ví dụ:
Các động từ này khi đi với to infinitive và gerund trong tiếng anh sẽ có ý nghĩa khác nhau. Hãy nhìn bảng gerund and infinitive dưới đây:
Động từ chính | Nghĩa V-ing | Nghĩa to V |
remember | nhớ đã làm việc gì trong quá khứ | nhớ một nhiệm vụ, một bổn phận phải làm |
forget | quên điều gì đã xảy ra hoặc đã làm trong quá khứ | quên phải làm một bổn phận, nhiệm vụ nào đó |
regret | tiếc nuối về một điều gì đó đã xảy ra trong quá khứ | tiếc nuối khi phải nói cho ai điều gì không tốt |
stop | ngưng hẳn, không làm việc đó nữa | ngưng việc này để làm một việc khác |
try | thử làm điều gì đó | cố gắng, nổ lực làm gì đó |
need | chỉ vật (dạng bị động) | cần làm điều gì |
like | thích thú, say mê thứ gì | thích vì thấy nó tốt, có ích |
mean | đòi hỏi, cần phải làm điều gì | dự định làm gì |
Ví dụ:
Công ty CP Giáo Dục Học Hay
Giấy phép kinh doanh số: 0315260428
Trụ sở: 145 Lê Quang Định, phường 14, quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh
Điện thoại: 028 3510 7799
TRUNG TÂM HỌC TIẾNG ANH ONLINE, TIẾNG ANH GIAO TIẾP, LUYỆN THI TOEIC, IELTS - CHI NHÁNH CÔNG TY CỔ PHẦN GIÁO DỤC HỌC HAY
Giấy phép kinh doanh số: 0315260428-001
Văn phòng: Lầu 3, 145 Lê Quang Định, phường 14, quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh.
Điện thoại: 0896 363 636
Email: lienhe@hochay.com - hochayco@gmail.com
Mạng xã hội HocHay - Giấy phép MXH số 61/GP-BTTTT ngày 19/02/2019
@ Đối tác: ViecLamVui.com - Đăng Tuyển Dụng Miễn Phí, Tìm Việc Nhanh, Việc Làm 24h
@ Đối tác: ViecLamVui.edu.vn - Đào tạo Kỹ Năng, Đào tạo Thương mại điện tử
@ Đối tác: VINADESIGN - Phát triển website học online, dạy học trực tuyến